Chi tiêu khôn ngoan để không cháy túi

Đã bao lần bạn phải điêu đứng vì đầu tháng tiêu xài thả ga, cuối tháng cạn sạch ví? Dường như không chỉ mình bạn, đây là tình trạng chung của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Vậy liều thuốc nào cho chiếc ví luôn trong tình trạng "đói"? Hãy học cách tiêu tiền từ các nhà tỷ phú giàu có qua bài viết dưới đây. 


1. Tiết kiệm trước chi tiêu

Tỷ phú giàu thứ hai thế giới – Warren Buffett đã có bài học về chi tiêu như sau: “Không nên tiết kiệm những khoản còn lại sau chi tiêu, mà hãy tiêu những khoản còn lại sau khi tiết kiệm”. Và “Chỉ có tiết kiệm mới mang lại sự giàu sang cho bản thân và cho chính đất nước mình.” Vậy bạn sẽ tiết kiệm như thế nào?


Tiết kiệm trước, tiêu xài sau
Sau cả tháng dài làm việc, bạn nhận được lương, bạn vội rủ hội bạn đi ăn uống, mua sắm, du lịch? Những hóa đơn điện, nước, mạng đang là những khoản bạn tiếp tục tiêu? Bạn sẽ chẳng thể nào giàu nổi nếu không quản lý được tài chính của mình. Hãy học cách tiết kiệm trước, tiêu xài sau.


Tiết kiệm 10% tổng thu nhập
Theo Luke Landes – ông chủ của kênh Consumerism Commentary thì bạn nên tiết kiệm khoảng 10% tổng thu nhập. Đó là khởi đầu, mức tiết kiệm sẽ được tăng nên theo thời gian. Tiết kiệm 10% tổng thu nhập là bạn đang đặt những viên gạch nền móng để chi tiêu thông minh.

Tiết kiệm bằng cách không sử dụng những thứ xa xỉ
Bạn có biết? Warren Buffett có hơn 70 tỷ đô la Mỹ, nhưng ông chỉ ăn bữa sáng với 3 đô la mỹ. Ông tự lái xe để đi làm. Và có hôm, ông chỉ dùng bữa sáng với 2.61 đô la.
Tỷ phú Bill Gates đeo đồng hồ chỉ 10 đô la Mỹ.
Nhà sáng lập ra tập đoàn Microsoft đã đeo một chiếc đồng hồ Casio trong vòng rất nhiều năm.
Nhà đầu tư của Google – David Cheriton thường xuyên sử dụng lại túi lọc trà đến vài lần. Với tài sản hơn 5 tỷ đô la Mỹ, ông lại thường ngồi ghế phổ thông trong mỗi chuyến bay.
Và David Cheriton còn thường mặc quần bò để đến nơi làm việc.
Tỷ phú Bloomberg là cựu thị trưởng của thành phố New York. Ông chỉ sử dụng 2 đôi giày để đi lại trong vòng 10 năm.

Tiết kiệm cả những đồng tiền lẻ
Bạn thường bỏ qua những đồng tiền lẻ, những khoản chi nhỏ mà chỉ quan tâm đến khoản chi lớn? Xu hướng thiếu quan tâm đến các khoản chi nhỏ chẳng phải của riêng ai.

Tỷ phú Suze Orman đã nói rằng bạn không thể coi thường những khoản chi phí nhỏ này. Vì khi cộng lại, những khoản tiền lẻ này sẽ trở thành một khối lớn. Các khoản chi nhỏ sẽ ngốn cả thu nhập của bạn. Hãy xem xét để cắt giảm những chi tiêu nhỏ không cần thiết. Chỉ tiết kiệm chưa chắc bạn đã giàu. Nhưng chắc chắn không có một người giàu nào lại không tiết kiệm. Chẳng ai có thể giàu mãi khi tiêu pha phung phí cả. Vậy phải chi tiêu như thế nào?

2. Chi tiêu sau tiết kiệm
Warren Buffett đã khuyên rằng không nên chi tiêu vào những thứ vô bổ. Bạn hãy đầu tư vào những thứ thực sự cần và có ích. Hãy học cách cân nhắc và tính toán như nhà kinh tế trong mọi chi tiêu.

Chi tiêu theo nguyên tắc 6 chiếc lọ
Chi tiêu theo nguyên tắc 6 chiếc lọ là việc bạn chia nhỏ khoản lương của mình ra. Khoản lương của bạn được chia thành:


Chiếc lọ thứ nhất là lương dùng cho các tiêu dùng thiết yếu, quan trọng. Chiếc lọ này chiếm tới 55%. Nó bao gồm tiền chi trả điện, nước, thuê nhà, ăn uống…

Chiếc lọ thứ hai là tiết kiệm dài hạn. Nó chiếm 10% và dùng cho các kế hoạch dài hạn trong tương lai. Ví dụ như mua đất, mua nhà, mua ô tô… 

Chiếc lọ thứ ba để chi tiêu cho giáo dục. Nó chiếm 10%. Chiếc lọ này chi trả cho việc học tập, nâng cao kỹ năng, kiến thức… cho bản thân.

Chiếc lọ thứ tư chiếm 10% là dành cho việc hưởng thụ. Bạn chẳng thể nào làm việc quần quật mà không có những phần thưởng xứng đáng dành cho mình. Chiếc lọ này bạn có thể dùng để mua sắm những bộ quần áo mình thích, du lịch,… 

Chiếc lọ thứ năm chiếm 10% dành cho để đầu tư, kinh doanh sinh lợi nhuận. Đồng tiền của bạn sẽ bị mất giá nếu chỉ để yên một chỗ. Hãy dùng nó để kinh doanh, sản sinh ra nguồn thu mới cho bạn. 

Chiếc lọ thứ 6chiếc lọ cuối cùng chiếm 5% tổng thu nhập. Đây là chiếc lọ chia sẻ. Bạn dùng chúng để làm từ thiện, quyên góp, giúp đỡ những hoàn cảnh cơ nhỡ. Nguyên tắc này giúp bạn phân bổ nguồn thu nhập một cách hợp lý. Từ đó, nó giúp bạn tạo ra các thói quen quản lý tài chính một cách tốt nhất. 

Ghi lại chi tiêu
Việc ghi lại các khoản thu – chi trong tháng là vô cùng quan trọng. Bạn có thể note vào quyển sổ tay hoặc các app sổ thu chi online. Trí nhớ có thể mập mờ, nhưng những cuốn sổ thì không. Thói quen này giúp bạn rà soát lại các khoản chi tiêu.


Ghi lại chi tiêu để bạn cân nhắc lại các khoản chi của mình. Bạn có đang tiêu tiền quá đà vào việc ăn uống hay mua sắm hay không? Bạn có đang lãng phí vào việc gì không cần thiết? Từ đó, bạn sẽ điều chỉnh chi tiêu của mình một cách hợp lý và hiệu quả hơn.

Trước khi đi mua sắm, hãy lập danh sách những thứ thực sự cần mua.
Đặt ra câu hỏi rằng bạn có cần nó không, bạn mua nó để làm gì? Việc ghi lại các món đồ cần mua giúp bạn tiết kiệm được thời gian mua sắm. Ngoài ra nó còn tránh việc mua phải những đồ vật không cần thiết. Đừng để ngân sách của bạn đội nón ra đi chỉ vì thói mua tùy tiện của mình.

Hãy học cách tiết kiệm, chi tiêu hợp lý để ví tiền của bạn không còn không cánh mà bay. Cùng chia sè với chúng mình những cách thức tiết kiệm mà bạn đã áp dụng nhé! 

Đèn Biển

Để lại bình luận của bạn.
Mới hơn Cũ hơn